Danh mục bài viết
Cái hồn của một bức tranh phong cảnh là nằm ở khả năng truyền tải, phác họa của người nghệ sĩ. Phải có sự tinh tế để pha trộn những gam màu nóng lạnh đan xen, phải có dấu ấn cá nhân để không làm tác phẩm của mình với người khác. Như vậy, vẽ tranh về phong cảnh không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ.
Những đề tài phong cảnh thường được các họa sĩ sử dụng
Làm thế nào để thổi hồn cho tranh phố cổ Hà Nội
Quê hương
Những bố cục thường được sử dụng trong những bức tranh vẽ về quê hương như đồng lúa chín, làng quê, con sông, bến đò,… Một người nghệ sĩ thành công là người mà có thể truyền tải sự yên bình của vùng quê từ trong đời sống, từ trong trí tưởng tượng vào bức tranh.
Gam màu chủ đạo của những bức tranh vẽ quê hương thường là màu xanh và màu vàng. Người nghệ sĩ giỏi là người có thể sử dụng thông minh tất cả các sắc tố của 2 màu sắc này.
Chủ đề thiên nhiên
Rừng cây, thảm cỏ, thác nước, dòng suối, các loài chim muông, con vật chính là chất liệu để vẽ nên một bức tranh phong cảnh về thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên thành công là có thể khiến người xem muốn sống hòa mình vào không gian đó, muốn rời xa những ồn ào, thị phi nơi thị thành náo nhiệt.
Chủ đề biển
Bố cục chủ đạo thường là những con sóng xô đuổi nhau, những cánh buồm no gió, từng đàn chim đang chao nghiêng bay lượn ngoài khơi hay cảnh mặt trời mọc… Tất cả đều là những kiệt tác nghệ thuật về thiên nhiên.
Chủ đề nước ngoài
Bạn yêu thích những thành phố lớn, những tòa nhà cao chọc trời, cuộc sống hoa lệ nơi thị thành thì chủ đề này chính là dành cho bạn. Có thể đó là một bức vẽ về một thành phố trong mơ, tuy tấp nập nhưng văn minh hoặc cũng có thể phác họa một cách trần trụi một thành phố chỉ ngập tràn khói bụi.
Chủ đề sơn thủy
Sơn thủy hữu tình là tư liệu cho bao nhiêu họa sĩ chấp cọ. Về sự hòa quyện của núi non hùng vĩ, quyện với sắc màu uyển chuyển của mây trời và sóng nước. Thêm vào đó một chút sắc trắng của chiêm muông. Tất cả tạo nên một khung cảnh nên thơ cũng chính là sắc đẹp bền bỉ của tạo hóa.
Những điều cần lưu ý khi vẽ tranh phong cảnh
Thuộc nằm lòng những quy tắc này khi vẽ tranh phong cảnh
Chủ đề bức tranh
Tất nhiên để vẽ được một bức tranh, điều đầu tiên bạn phải làm là xác định chủ đề bạn muốn vẽ. Đó là phong cảnh ở đâu, biển hay núi hay đồng quê, thành phố. Đó là vào buổi nào, sáng hay trưa hay xế chiều…
Địa điểm có phong cảnh đẹp
Khi đã xác định khái quát chủ đề bạn muốn vẽ, bạn cần phải tìm góc của phong cảnh đó. Một bức tranh phong cảnh đẹp là chỉ cần tập trung vào một góc nào đó, chứ không cần bao quát hết. Để làm được điều đó, quan sát chính là kỹ năng bạn cần phải có. Hãy quan sát thật kỹ và tìm kiếm một điểm nổi bật. Có thể tập trung vào một hướng, một góc hoặc một sự vật.
Dụng cụ vẽ
Không thể thiếu bộ dụng cụ vẽ rồi đúng không. Tùy vào sở thích cũng như khả năng của mỗi người mà lựa chọn màu nước, sơn dầu, sơn mài hay một chất liệu nào khác…
Những quy tắc vàng khi vẽ tranh chủ đề phong cảnh
Phải có điểm nhấn
Giống như những thể loại tranh vẽ khác, bạn cần phải có điểm nhấn và tập trung vào điểm nhấn đó. Điểm nhấn chính là chi tiết đẹp nhất, nổi bật nhất so với tổng thể. Để làm nổi bật điểm nhấn, cần phải phối kết hợp nhiều màu sắc, đồng thời sử dụng độ tương phản của bảng màu.
Có thể có thêm một điểm nhấn thứ hai
Bên cạnh điểm nhấn “chủ đạo” thì bạn có thể tạo thêm một điểm nhấn nữa cho bức tranh của mình. Nhưng với những người mới bắt đầu tập vẽ tranh phong cảnh thì nên tập trung vào một điểm nhấn mà thôi. Vì việc tạo ra 2 điểm nhấn sẽ làm bạn bị rối loạn, về các chọn màu cũng như sự tập trung.
Nếu có thêm “sự xuất hiện” của một điểm nhấn nữa thì cần phải lưu ý về bố cục của 2 điểm nhấn này. Không nên để 2 điểm nhấn chồng chéo lên nhau. Điểm nhấn được chọn là trung tâm phải có màu sắc nổi bật hơn, bố cục lớn hơn. Vị trí tối ưu nhất của 2 điểm nhấn là chéo nhau, nhưng đôi khi cũng có thể đặt ngang nhau.
Không nên có những chi tiết hướng ra ngoài tranh
Quy tắc này khá quan trọng nhưng không phải ai cũng làm được. Đó là không nên hướng sự chú ý của người xem ra bên ngoài bức tranh. Nhưng mọi người lại có thói quen vẽ con đường, cây cỏ, dòng sông và con người hướng ra bên ngoài bức tranh.
Mặc dù những chi tiết đó giúp tạo chiều sâu cho bức tranh nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ làm người xem bỏ lỡ điểm nhấn của tranh. Vì thế, một tuýp nhỏ cho người mới bắt đầu đó là nên vẽ cảnh vật hay con người hướng vào trung tâm của bức tranh.
Tóm lại, vẽ tranh phong cảnh nói dễ mà không dễ. Đây cũng là lý do mà nhiều người vẫn chưa thành công với thể loại tranh này. Tuy nhiên, chỉ cần quan sát và tập luyện thật nhiều chắc chắn sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn.