Các dòng tranh dân gian Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Tranh dân gian Việt Nam của người Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam với nhiều truyền thống và di sản văn hóa thế giới, nhưng đa số ngành hội họa của Việt Nam đều được du nhập từ nước ngoài. Bạn có bao giờ tự hỏi, Việt Nam có bản sắc nghệ thuật riêng hau không?

Có đấy, rất nhiều là đằng khác. Đấy là nghệ thuật truyền thống thuần túy Việt Nam và đậm đà tính sáng tạo đặc thù của Việt Nam. Trong đó bao gồm: Tranh Hàng Trống, Tranh Đông Hồ, Tranh Kum Hoàng và Tranh Làng Sình.

Tranh Đông Hồ – Tranh dân gian Việt Nam

Tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ ( xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ).

Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Nổi Tiếng với 1 số bức tranh tiêu biểu như Vinh hoa- Phú quý, Hái dừa, Lợn ỷ có xoáy âm dương, Đám cưới chuột, tranh dân gian Đông hồ là dòng tranh hiện được dùng là quà biếu, quà lưu niệm cho khách nước ngoài vì giá khá rẻ và rất tiện mang đi xa.

  • Tranh làm từ Giấy điệp (vỏ con điệp trộn với hồ được làm từ bột gạo tẻ, gạp nếp hoặc bột sắn)
  • Màu sắc đều có nguồn gốc tự nhiên, thường tranh chỉ có 4 màu (đen, xanh lá đậm, vàng và đỏ).
  • Tranh được in màu lên giấy từ các bản khắc gỗ khác nhau, mỗi bản khắc lên 1 màu tranh.
  • Tranh xưa có chữ hán cổ, nhưng dần dần đã bị bỏ.

Tranh Hàng Trống – Tranh dân gian Việt Nam

Vừa nghe đến tranh hàng trống, dòng tranh khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng với các tranh Công Chép, tranh Tố nữ, Tranh Phúc Lộc Thọ… và cũng không thể thiếu trong cái Tết của các gia đình ở miền Bắc. Ngoài ra, Tranh dân gian Hàng Trống còn được dùng làm tranh Thờ như Đạo Mẫu, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá…

  • Tranh được vẽ trên giấy Xuyên bồi với keo bột mì
  • Màu đen dùng để in tranh là mực tàu, các màu dùng để vẽ là phẩm màu nên màu sắc có phần đậm đà hơn tranh Đông Hồ.
  • Tranh Hàng Trống dùng kỹ thuật nửa vẽ nửa in, trước tiên dùng khuông gỗ để dập viền tranh rồi dùng cọ vẽ (nửa đầu cọ là màu, nửa đầu cọ còn lại là nước). 

Nghệ sĩ tranh Hàng Trống cũng không còn nhiều vì dòng tranh này không còn được phổ biến như xưa nữa, người nghệ nhân nhất còn sống là ông Lê Đình Nghiêm, đang sống ở số 22a Cửa Đông, Hà Nội (xem thêm phóng sự)

Tranh Kim Hoàng – Tranh dân gian Việt Nam

Dòng tranh dân gian VIệt Nam thứ 3 nổi tiếng ở miền Bắc là tranh Kim Hoàng  thuộc làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đến năm 1945 thì dòng tranh này đã dừng sản xuất, hiện chỉ còn 1 vài ván in tranh được lưu trữ ở Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam.

Đề tài quen thuộc của tranh là thờ cúng và chúc tụng, giống 2 dòng tranh trên, Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống.

  • Tranh vẽ trên giấy đỏ, giấy hồng điều hoặc vàng tàu.
  • Màu dùng để vẽ là là mực tàu và các màu tự nhiên như thạch cao, phấn, rơm, hoa đành đành.
  • Khác với dòng tranh Đông Hồ cần nhiều bản in màu mới hoàn thành được 1 bức tranh, tranh Kim Hoàng chỉ cần 1 bản in màu, phần còn lại do nghệ nhân tự phóng tác nên các bức dù vẽ từ 1 khuông in vẫn có nhiều sự khác nhau ngộ nghĩnh.  Đặc biệt hơn là tranh có những câu thơ chữ Hán trên góc tạo ra một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ.

Tranh Làng Sình – Tranh dân gian Việt Nam

Đại diện duy nhất ở miền Trung là Tranh Làng sình, ở Làng Sình, ven sông Hương, Huế. Khó bảo quản hơn các dòng tranh khác vì sau khi thờ cúng xong, tranh Làng Sình thường được đốt đi, đặc biệt là các tranh thế mạng (dùng nhiều trong các dịp cúng lễ ở Việt Nam).

 

Nghệ nhân đại diện cho dòng tranh này là ông Kỳ Hữu Phước, người làm tranh lâu năm ở Làng Sình. Chủ đề thiên về tín ngưỡng, cầu chúc an lành cho gia đình và gia súc nuôi trong nhà.

  • Tranh làm từ giấy mộc có quết điệp (gần giống Tranh Đông Hồ)
  • Màu sắc tự nhiên từ hoa hòe, hạt mồng tơi, lá bàng… được trộn với hồ điệp hoặc keo nấu từ da trâu tươi, sau này thường dùng màu công nghiệp do một số nguyên nhân khác.
  • Kỹ thuật vẽ giống tranh Hàng Trống nhưng tranh Làng Sình không pha nước khi vẽ, mỗi màu đều cố định trên tranh, điểm đặc biệt là đường nét và bố cục rất hồn nhiên, chất phát.

Cả 4 dòng tranh đều là nét độc đáo đặc trưng của Việt Nam mà không nhầm lẫn với bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Có dòng tranh còn được sản xuất, có dòng tranh đã bị thất truyền. Việc của chúng ta là phải bảo tồn di sản văn hóa tuyệt vời này để sau này còn kể cho con cháu nghe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *