Tranh Sơn Dầu Chân Dung Bác Hồ – Xu Hướng Treo Tranh Chân Dung Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
Tranhdep.com xin mời các anh chị và các bạn cùng tưởng nhớ tới vị cha già dân tộc kính yêu của dân tộc Việt Nam qua các tác phẩm Tranh Sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Xuân Phúc .

- Hình ảnh Hồ Chủ tịch được họa sĩ nguyễn Xuân Phúc khéo vẽ lồng vào với ngôi sao vàng trên nền lá cờ tổ quốc quang vinh. quanh đó là các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
- Theo dọc chiều dài lịch sử từ thời các vua hùng cho tới tận ngày nay. Thời kỳ nào đất nước ta cũng có những vị tướng tài. Những bậc hiền tài. Tinh hoa của dân tộc.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng, Người đã vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Bức tranh sơn dầu thể hiện vô cùng chân thật khung cảnh hân hoan trong ngày khai sinh ra đất nước Việt Nam thân yêu.
Với Gam màu tươi vui. Quảng trường Ba Đình rợp bóng cờ bay dưới nền cờ đỏ sao vàng.
Hình ảnh của bác tạo cho chúng ta cảm giác tự hào dân tộc và càng thấy yêu quê hương. yêu tổ quốc, yêu vị lãnh tụ vĩ đai của dân tộc ta.

Bức tranh được vẽ vô cùng tinh tế và tỉ mỉ. Với nét vẽ điêu luyện hình ảnh của bác được vẽ rất có hồn, ánh mắt sáng ngời cùng tư thế ngồi của bác thể hiện được cái thần thái của một vị lãnh tụ tài ba. Một danh nhân văn hóa của cả thế giới.
Cuộc đời tiểu sử của Bác Hồ
Giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày 19/05/1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã tiếp thu được truyền thống yêu nước, lòng nhân ái từ gia đình và quê hương đất nước. Trong thời gian 10 năm sống ở Huế – trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, với nền văn hóa mới và những bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thật giản dị, gần gũi và hiền từ được thể hiện qua các mảng màu tươi tắn.
không gian riêng của các bạn cũng sẽ vui tươi như nụ cười của bác khi có treo bức tranh này.
Có thể bạn quan tâm: >> Tranh hoa sen đẹp

Hình ảnh bác và các chiến sĩ đang nghỉ ngơi trên đường đi hành quân dưới ngọn cờ quyết thắng.
Ánh mắt Bác nhìn xa săm như đang tìm kiếm con đường thống nhất đất nước. Giải phóng dân tộc.
Người họa sĩ đã vô cùng khéo léo khi thể hiện được nỗi lòng của Bác. Nỗi lo đau đáu mong cho nước nhà sớm ngày bình yên độc lập.

Bức tranh tái hiện hình ảnh bác khi đang sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng.
Chân thật đến từng chi tiết nhỏ, hình ảnh bác thật giản dị, bao dung và đầm ấm.

Năm 1919, Người tham gia “Hội những người Việt Nam yêu nước” vào Đảng Xã hội Pháp- đảng của giai cấp công nhân Pháp, theo Người đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Người đã cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đây là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân tộc. Người khẳng định các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của bản thân mình, Người viết: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”

Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Người đã chứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của nhân dân với cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp. Người đã thấy được những cuộc biểu tình chống sưu thuế của nông dân bị đàn áp dã man và sự thất bại của các phong trào yêu nước. Theo Người, muốn cứu nước phải tìm ra một con đường cách mạng mới.

Bài thơ ( Đêm nay bác không ngủ ).
( Minh Huệ )
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
– Bác ơi! Bác chưa ngủ?
– Bác có lạnh lắm không?
– Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn.
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi!
– Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Anh vội vàng nằng nặc:
– Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ
– Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn…
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
tình yêu quê hương, đất nước và gia đình đã hình thành nên người thanh niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu lòng yêu nước, có hoài bão cứu nước cứu dân và thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập tự cường của dân tộc. Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết tâm tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây, Người khẳng định: “Tôi muốn ra nước ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Người cho rằng dân tộc Việt Nam đang là một dân tộc mất quyền độc lập và nhiệm vụ của những người Việt Nam yêu nước là phải đấu tranh giành lại quyền độc lập.

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
” trích thơ: Hồ Chí Minh ”
Mọi chi tiết sản phẩm và liên hệ đặt hàng xin liên hệ:
Địa chỉ: 139T Nguyễn Thái Học- Ba Đình-Hà Nội.
website: tranhdep.com/
phone: 0906109999; 0938830101.
Có thể bạn quan tâm: