Những Bức Tranh Sơn Dầu Phật Ý Nghĩa Và Đẹp Nhất

tranh sơn dầu phật đẹp

 Tranh Phật Đẹp – Ý Nghĩa tranh phật.

Thông qua hình ảnh vị Phật nhân từ, độ lượng, gia chủ mong muốn mình cũng sẽ được cảm hóa để có một đời sống tốt lành nhất.

Tranh Phật treo tường không giống như những bức tranh thờ nên gia chủ không cần quá đặt nặng về vấn đề nghi thức.

Tuy nhiên để bức tranh Phật treo tường mang lại giá trị thẩm mỹ cao, thể hiện rõ tâm ý của gia chủ thì vẫn cần có một số điều cần biết.

Tranhdep.com  xin phép được giới thiệu tới toàn thể quý Tăng Ni Phật Tử. Cùng toàn thể quý vị và các bạn những mẫu tranh sơn dầu phật giáo, tranh sơn dầu Đức phật đẹp nhất. Ý nghĩa và giá trị nhất đến với quy vị và các bạn.

Quý vị và các bạn hãy nhanh tay chọn ngay cho bạn cũng như cho gia đình một bức tranh phật để trang hoàng cho không gian sống của các bạn và cùng cảm nhận những ý nghĩa và giá trị tuyệt vời mà bức tranh mang lại nha.

tranh phật giáo                              

 Những lưu ý khi treo tranh Phật trong nhà.      

Sau khi mua tranh Phật treo tường về nhà, bạn không nên cất tranh trong tủ kín và không để gần những món vật phẩm khác.

Theo quan niệm dân gian, như vậy là hành động bất kính. Đã có một số trường hợp thực tế, để tranh Phật trong ngăn kéo kín gây ra những điều không hay cho gia đình.

  • Không thể vứt các bức tranh Phật.

Khi tranh Phật treo tường bị hỏng, cũ thì bạn cũng không nên vứt đi. Nếu như tranh đã hỏng, bạn có thể đốt sau khi đã cúng hoặc mang lên Chùa. Trong phong thủy còn rất riêng kỵ việc bạn treo tranh Phật bị vấy bẩn trên tường, vì vậy nếu phát hiện tranh có vết bẩn bạn phải tìm cách loại bỏ ngay.

  • Không nên cuộn tranh Phật.

Tranh Phật treo tường cũng không nên cuộn tròn thật chặt vì có thể khiến gia chủ gặp phải một số vấn đề trong cuộc sống.

Phòng ngủ là nơi riêng tư, treo tranh Phật tại nơi đây đồng nghĩa với việc bất kính với Phật.

tranh phật giáo
Tranh sơn dầu Phật giáo ( tranh đen trắng – tượng phật  A Di Đà )

Với nét vẽ mạnh mẽ mà cũng đầy sự tinh tế. Hình ảnh Đức phật đã được người họa sĩ vẽ lên với vẻ uy nghiêm nhưng nét mặt vẫn toát lên vẻ từ bi, hiền hòa, nhẫn nại của Đức Phật.

Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc an vui ở Tây Phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các kinh điển, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh.

tranh sơn dầu phật giáo

Những ý nghĩa tuyệt vời của tranh Phật treo tường mà bạn cần biết.

1. Trang trí cho phòng khách, phòng thờ.

Tranh Phật giáo mang đến không gian sang trọng, lịch sự, ấm cúng và hiện đại tô điểm cho phòng khách hay phòng thờ của bạn.

Xem thêm: 100 mẫu Tranh Phật Giáo treo tường phòng khách vô cùng đẹp tại  tranhdep.com

tranh son dầu phạt giáo
2. Giúp tinh thần an yên.

Đức Phật trong tranh với nụ cười hiền từ, gương mặt ấm áp khiến con người xua tan muộn phiền, tinh thần luôn tỉnh táo, thanh tịnh và bình yên lạ thường. Mọi hờn giận hay ghen tuông đều được buông xuống.

tranh phật giáo
3. Thể hiện sự tôn kính đối với đức Phật và nhắc con người hướng thiện.
  • Treo tranh thể hiện sự tôn kính hướng về Phật.
  • Mỗi ngày nhìn thấy một vị Phật, một vị Bồ Tát đang ngồi tọa thiền với phong thái ung dung, bình thản, con người ngày càng có xu hướng hướng thiện hơn.
  • Giống như một đóa hoa trên cây bồ đề, từng chứng kiến Đức Phật ngồi tọa thiền mà thành đạo.
  • Ngài nhắc chúng ta giữ lối sống đạo đức, bao dung, buông xả, không tham, sân, si… Tâm hồn chúng ta được “gạn đục khơi trong” giữa cuộc sống đầy rẫy những điều hỗn loạn và nhiều nhương này.

tranh phật giáo

4. Ý nghĩa của tranh Phật trong phong thủy.

  • Nhiều tín đồ Phật giáo truyền tai rằng treo tranh Phật  trong nhà tạo không khí linh thiêng, giúp hóa giải những tâm tính không tốt trong tâm hồn con người.
  • Đặc biệt đối với những người làm chuyện xấu nhưng biết “quay đầu là bờ”, một lòng hướng theo Phật.
  • Rằng nếu ban có một chiếc dây chuyền mặt Phật, nó có thể chống lại năng lượng xấu, làm cho ma quỷ, yêu quái tránh xa, giúp bạn đãm bảo sức khỏe, tinh thần thư thái, tâm linh bình an.
tranh phật giáo
5. Mang lại sự bình an, sức khỏe đến cho gia đình

Đồng thời, việc treo tranh Phật trong nhà còn có ý nghĩa mong muốn mang lại sự bình an, sức khỏe đến cho bản thân và những người thân trong gia đình.

Bởi mang nhiều ý nghĩa đặc biệt từ vật chất, tinh thần đến tâm linh nên treo tranh Phật đang trở thành xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Các mẫu tranh Phật treo tường đẹp của tranhdep.com với hình ảnh sắc nét, màu sắc tinh tế, giúp cho không gian nhà bạn thêm sinh động hay làm quà tặng tân gia, kỉ niệm thật ý nghĩa cho bạn bè, người thân.

tranh phật giáo
Tranh Phật là gì?
Tranh Phật là những bức tranh phác họa chân dung của Phật như tranh Phật A Di Đà, Phật Bà Quan Âm hay Phật Di Lặc,..

không chỉ các bậc Tăng Ni Phật tử mà còn những người theo Phật giáo, thậm chí nhiều người không theo Phật nhưng cũng vẫn treo tranh Phật như một việc không thể thiếu trong gia đình.

tranh phật giáo
Tranh sơn dầu Quan Thế Âm Bồ Tát bên Hoa sen.

Bồ tát Quán Thế Âm là hiện thân cho lòng từ bi, bao dung, ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi để cứu độ chúng sinh, với hạnh nguyện cứu độ chúng sinh, cứu khổ, cứu nạn tất cả chúng sinh trong 6 nẻo luân hồi.

Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát được rất nhiều phật tử tín ngưỡng và tôn thờ với tất cả lòng thành kính.

Nam  mô đại từ đại bi cứu khổ, cứu nạn linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
  • Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, Bồ tát thường được mô tả dưới nhiều dạng thân nam hay nữ. Cả thân nam lẫn nữ giới, Quan Thế Âm là một trong những vị Bồ tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
  • Theo kinh Đại A-di-đà, Quán Thế Âm Bồ Tát là thị vệ bên trái của Đức Phật. Ngài đảm nhiệm việc giải cứu chúng sanh trong cõi Tây Phương Cực Độ.
  • Khi chúng sanh gặp nạn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài sẽ gia hộ cứu vớt, soi đường chỉ hướng cho chúng sanh.

Phật giáo và tranh phật giáo thật đặc biệt trong văn hóa Thái Lan

tranh phật giáo
Bức tranh “Bà Songkran” của Ajarn Sompop Budtarad (Nang SongKran – Sompop Budtarad)

“Bà Songkran” của Somphop Butrat.
Nó giới thiệu các bức tranh với câu chuyện về truyền thuyết Nang Songkran có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo.

 Dựa trên nền văn hóa ở đất nước nông nghiệp của Thái Lan đó là Tuổi Mùi hoàn hảo, sống một cuộc sống thuận lợi.
 Dựa trên thiên nhiên và cuộc sống sử dụng các biểu tượng trong hội họa Nó là một phương tiện để thể hiện suy nghĩ, niềm tin và vẻ đẹp của nữ thần hàng năm , Kirinee Devi, người cầm những bông hoa của Phật Ngọc.
niềm tin và vẻ đẹp của nữ thần hàng năm Kirini Devi , người cầm một bông hoa mạn đà la.

Bảy nàng tiên trong tranh Trung Quốc giáng trần. ( Nghệ thuật Hang động Đôn Hoàng ).

tranh phật giáo
Đối mặt với một “bảo tàng nghệ thuật thời Trung cổ” quý giá hiện có như vậy, vô số nhà sáng tạo hội họa đã cố gắng hết sức để lồng ghép một cách khéo léo sự đa dạng của nghệ thuật Đôn Hoàng với các biểu hiện của hội họa hiện tại, và biến nghệ thuật Đôn Hoàng thành biểu tượng nghệ thuật thị giác và giới thiệu chúng với công chúng .
 – Chủ nghĩa siêu thực Phật giáo – Ning Qiang.
Đối mặt với kho tàng văn hóa và nghệ thuật nhân loại tráng lệ như vậy, với tư cách là những người học sáng tác hội họa, làm thế nào chúng ta có thể tích hợp tốt hơn nghệ thuật bích họa Đôn Hoàng trong nghệ thuật Đôn Hoàng vào sáng tạo nghệ thuật hiện tại, thúc đẩy sự đổi mới của nghệ thuật Đôn Hoàng bằng chính sức lực của chúng ta, và làm nên nghệ thuật Đôn Hoàng một nơi tốt hơn? Nghệ thuật được quảng bá tốt hơn trong mắt công chúng.

Phật giáo và tranh phật giáo thật đặc biệt trong văn hóa Nepal.

GIỚI THIỆU VỀ CÁC VỊ PHẬT THEO KIM CƯƠNG THỪA

Tranh sơn dầu phật giáo. Phật giáo Mật tông kim cương thừa.
tranh phật giáo
Tranh sơn dầu phật giáo. Đức Phật Tài Bảo Jambala

ĐỨC PHẬT TÀI BẢO JAMBALA

Đức Jambala là vị Phật giúp tiêu trừ sự nghèo khó và tăng trưởng sự ổn định, giàu có. Ngài là hoá thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng Đại Bi. Có 5 hoá thân Jambala: đỏ, xanh lục, xanh da trời, trắng và vàng. Trong đó Đức Jambala vàng được coi là hoá thân chính và là một thành viên của Bảo Sanh Bộ.

Trong thời đại ngày nay, chúng sinh bị nhiều năng lượng tiêu cực cản trở, Ngài hiện ra cả hoá thân phẫn nộ lẫn an bình để giúp chúng ta giảm thiểu sự thiếu thốn và khó khăn trong cuộc sống, đồng thời tăng trưởng sự may mắn, đầy đủ ở bên trong lẫn bên ngoài của chúng ta.

tranh phật giáo

ĐỨC PHẬT DI LẶC

Đức Phật Di Lặc là vị Phật tương lai. Ngài sẽ thành Phật ở cõi người sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là vị Phật của tình thương. Trong vô số kiếp trước Ngài đã phát bồ đề tâm trước đức Đại Lực Như lai và rất nhiều vị Phật khác. Kể từ đó, Ngài đã dẫn vô số chúng sinh đến giác ngộ bằng giáo pháp của cả 3 thừa: nguyên thuỷ, đại thừa và mật thừa.

Khi thực hành như 1 vị Bồ tát, Ngài không chỉ thường xuyên thiền định về tình thương rộng lớn mà Ngài còn dạy nó cho nhiều người khác. Ngài thường ngồi ở cổng của kinh thành và suy nghĩ sâu sắc về tình thương. Tâm yêu thương của Ngài mạnh tới mức những người đi gần Ngài, chạm vào chân của Ngài liền có được sự chứng ngộ về tình yêu thương vô điều kiện. Điều này khiến chư Phật khắp mười phương hết sức hài lòng và hoan hỷ, tiên tri rằng: Trong tương lai, khi còn là Bồ tát và cả khi trở thành Phật thì vị Bồ tát này sẽ luôn được biết đến với tên gọi “Tình Thương” (Maitreya – Di Lặc). Đấy là lý do Ngài được gọi là Đức Phật Di Lặc.

  • Chớ ham muốn điều gì khác ngoài Phật quả toàn giác và làm lợi lạc cho khắp cả chúng sanh.
  • Chớ chấp chính điều gì. Bản thân sự tham luyến là gốc rễ của trói buộc nô lệ.
  • Chớ phê phán những giáo lý khác và chê bai, coi rẻ người khác. Tất cả mọi giáo lý là rốt ráo không thể phân chia, như vị mặn của muối trong biển.

tranh phật giáoĐức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

ĐỨC VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

Đức Văn Thù đại diện cho trí tuệ. Đức Văn Thù màu vàng nhảy múa tay phải cầm kiếm để tiêu diệt vô minh, tay trái cầm Kinh Bát Nhã biểu tượng cho trí tuệ cao nhất của nhà Phật. Hai chân Ngài đang nhảy múa biểu tượng cho việc không thể tách rời giữa trí tuệ và phương tiện. Đức Văn Thù ban cho trí tuệ hiểu biết bản chất của thế giới lẫn trí tuệ hiểu biết mọi tính chất tương đối của các sự vật hiện tượng.

  • Chớ phê phán thừa nào của những thừa cao và thấp. Chúng đồng nhất là con đường để hành trình, như những cấp bậc của một cầu thang.
    Con không thể biết người khác trừ phi con có thể tri giác bằng hiểu biết siêu nhiên. Thế nên chớ phê bình những người khác.
  • Trong cái nhìn tổng quát, tất cả chúng sanh trong bản tánh chân thật sâu sa của họ vốn vẫn là những vị Phật toàn thiện. Họ có bản tánh của giác ngộ. Chớ xem xét lỗi lầm và những mê vọng của người khác.

tranh phật giáoĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Đội chiếc vương miện chế tác từ những viên ngọc của sự tỉnh thức hoàn toàn, Đức Phật – hay Phật tính ở trong trái tim của mọi chúng sinh và biểu hiện ra ngoài thành một vũ trụ sống động.

Hãy để tâm con thoát ra khỏi cái bẫy của việc tin rằng có một cái tôi. Khi con nhận ra rằng Đức Phật chỉ đơn giản là bản tính tự nhiên của con thì hạt giống của sự bất tử sẽ tự chín muồi. Mục đích cuối cùng của Đức Phật là đánh thức tâm giác ngộ sẵn có trong mỗi chúng sinh. Hãy quán chiếu về Đức Phật linh thánh bên trong, giải phóng con khỏi niềm tin rằng thế giới vật chất và tinh thần là có thật. Khi ấy không còn có gì hiện ra với con ngoài vị Phật tối thượng luôn ngự sẵn bấy lâu nay.

  • Chớ xem xét những giới hạn của những người khác mà hãy xem xét làm thế nào con có thể cải đổi chính mình.
    Chớ xem xét những khuyết điểm của những người khác mà hãy xem xét những khuyết điểm của chính con.
    Cái lớn nhất trong mọi cái xấu xa là bám chấp vào thành kiến tôn giáo và phê bình người khác mà không biết tâm thức họ. Thế nên hãy vất bỏ thành kiến như với thuốc độc’.
  •      Guru Rinpoche ( Đạo sư Liên Hoa Sanh)
  • Trích :’ Giáo lý đi lên với hạnh”.
tranh phật giáo
Như thế người có ba dạng thức trực nhận: « Tình cảm trải nghiệm, khoảng không và tính sáng ».

. ĐỨC PHẬT TÀI BẢO JAMBALA

Đức Jambala là vị Phật giúp tiêu trừ sự nghèo khó và tăng trưởng sự ổn định, giàu có. Ngài là hoá thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng Đại Bi. Có 5 hoá thân Jambala: đỏ, xanh lục, xanh da trời, trắng và vàng. Trong đó Đức Jambala vàng được coi là hoá thân chính và là một thành viên của Bảo Sanh Bộ.

Trong thời đại ngày nay, chúng sinh bị nhiều năng lượng tiêu cực cản trở, Ngài hiện ra cả hoá thân phẫn nộ lẫn an bình để giúp chúng ta giảm thiểu sự thiếu thốn và khó khăn trong cuộc sống, đồng thời tăng trưởng sự may mắn, đầy đủ ở bên trong lẫn bên ngoài của chúng ta.

 

tranh phật giáo

( Phật giáo Mật tông kim cương thừa ).

ĐỨC PHẬT TÀI BẢO JAMBALA

Đức Jambala là vị Phật giúp tiêu trừ sự nghèo khó và tăng trưởng sự ổn định, giàu có. Ngài là hoá thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng Đại Bi. Có 5 hoá thân Jambala: đỏ, xanh lục, xanh da trời, trắng và vàng. Trong đó Đức Jambala vàng được coi là hoá thân chính và là một thành viên của Bảo Sanh Bộ.

Trong thời đại ngày nay, chúng sinh bị nhiều năng lượng tiêu cực cản trở, Ngài hiện ra cả hoá thân phẫn nộ lẫn an bình để giúp chúng ta giảm thiểu sự thiếu thốn và khó khăn trong cuộc sống, đồng thời tăng trưởng sự may mắn, đầy đủ ở bên trong lẫn bên ngoài của chúng ta.

tranh phật giáoBổn tôn Đức Tara Trắng

BỔN TÔN ĐỨC TARA TRẮNG

Biểu tượng cho lòng từ bi chấp nhận. Màu trắng của Ngài tượng trưng cho sự tịnh hoá, bình an và trí tuệ. Ngài ban cho sự bảo vệ, sự tịnh hoá và hạnh phúc gia đình.

ĐỨC PHẬT BẢO SANH

Là một trong Ngũ Trí Phật và là vị Phật đứng đầu của Bảo Sanh Bộ ở phương Nam. Ngài là biểu tượng của Bình Đẳng Tánh trí – Trí tuệ thấy rõ sự bình đẳng của tất cả các Pháp.

Thân Ngài sắc vàng, tay phải trong ấn thí nguyện, tay trái trong ấn thiền định. Ngài biểu trưng cho công hạnh bố thí siêu việt, độ sinh, tăng ích, và ban cho tất cả những gì quý giá nhất. Ngài cũng là biểu tượng của sự tịnh hoá tính kiêu ngạo, chuyển hoá thành Bình Đẳng Tánh Trí.

tranh phật giáo

PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG PHẬT MẪU

Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu là vị Phật của sự trường thọ. Ngài có khả năng trừ khử tất cả mọi nghiệp chướng, phiền não, phá tan mọi ác đạo đã gây ra cho chúng sinh vô số khổ ách. Ngài làm cho chúng sinh nhận được sự hộ trì, che chở của chư vị Bồ tát trong cuộc sống hiện tại và không bị những chướng ngại khổ não bệnh tật.

tranh phật giáo

 BẢY DÒNG KIM CƯƠNG LIÊN HOA CỦA ĐẠO SƯ LIÊN HOA SANH

Đạo sư Liên Hoa Sanh là hoá thân của Đức Phật A Di Đà và Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Ngài được coi là Đức Phật thứ hai sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là bậc thánh vĩ đại đã hàng phục mọi ma quỷ và tà đạo để thiết lập Mật thừa ở Tây tạng.

tranh phật giáo

Chúng ta có được ba dạng thức trực nhận: Tình cảm trải nghiệm – Khoảng không – Tính sáng. Nhờ ba trình độ trực nhận (y cứ), có thể nhận thấy tất cả những cách cư xử đặc trưng trong cuộc sống. Những cách cư xử này được xem như dạng thức cuồng tâm hoặc tỉnh thức. Chúng ta có thể phân biệt rõ ràng và có thể nói: « Ðây là cái nhìn bao quát đầu tiên của quan kiến về Mandala và những năng lượng thuộc về năm gia đình chư Phật (Ngũ trí) ”.

tranh phật giáo

– Năm năng lượng này không duy chỉ bám chặt vào trạng thái tỉnh thức; đồng thời nó có thể chứa đựng trạng thái lầm lẫn. Nhận định là nhìn chúng như chúng là… hoàn toàn gàn dở, cuồng tâm và nặng nề hay ngược lại cực kỳ dễ chịu, nồng ấm, đầy tinh thần hài hước và hoan hỉ (quan điểm trong suốt tính tích cực hay tiêu cực). Như vậy không thể rút ra những gì trực nhận hay tái lập trật tự thế giới theo ý mình. Chúng ta nhìn thế giới như chúng là không mong muốn tái thực hiện trật tự nào đó. Và tất cả những gì đi kèm với tri thức chính là thành phần năm gia đình chư Phật và của cấu trúc Mandala.

tranh phật giáo

– Nên theo đuổi sự tiếp cận thuần khiết được đặt nền tảng trên trải nghiệm mà không phải là triết lý hóa: « Ngón này có hiện hữu chăng. Ðúng hay không. Vì sao đúng. Phải chăng đây là trải nghiệm hiện tượng học của trình độ khái niệm? ». Tất cả những câu hỏi đại loại thế không phải là điều tôi nói. Những triết gia thường lầm lẫn, vì họ cố tìm sự thật trên như sự việc như chúng là… (xuất hiện để tan biến) không cần thiết trải nghiệm về những gì có thể hiện hữu trên bình diện trực nhận. Phương pháp hý luận này chỉ nhằm lý thuyết hóa chứ không thể trải nghiệm sự sinh động của cuộc sống.

tranh phật giáo

– Vấn đề trực nhận nắm tầm quan trọng to lớn vì không thể thiếu khi đi vào nền tảng bền vững. Rất thoáng qua, những trực nhận không ngừng bềnh bồng. Nó vào ra liên tục trong cuộc sống. Có thể nói: « Tôi đã thấy những vầng mây tuyệt vời ở trên đỉnh Hy mã lạp sơn », dù vậy không gì có thể minh chứng vầng mây luôn luôn hiện diện. Tuy cũng là thành phần những phẩm chất thuộc về Hy mã lạp sơn trong giờ phút ấy, nhưng không thể tìm lại khi quay lại quan sát những ngọn núi. Chúng ta có thể đi đến tận nơi vào giữa đêm dưới một bầu trời sáng trong chẳng có vầng mây nào hiện diện. Chỉ có thể diễn tả trải nghiệm những gì đã trực nhận ở giây phút này đã cực kỳ đầy đủ, sống động và hư ảo. Nếu cố làm sống lại tất cả hay bắt chước những gì đã xảy ra thì không thể. Nó không thể vận hành theo mong muốn của bất kỳ ai.

tranh phật giáo

– Một trực nhận thật chính xác tùy thuộc vào sự rõ biết nào đó. Rõ biết không muốn nói là quá thận trọng hay đi rón rén mà là trải nghiệm tia chớp đột ngột về cái gì đó vô điều kiện. Chỉ tia chớp loé lên không có gì khác. Nó trở thành một nan đề, một tiên tri, một thách đố thông tuệ. Chúng ta tự hỏi: « Một tia chớp đột ngột về cái gì? ». Nếu không có gì để nói về những gì hiện hữu, tất cả điều này sẽ trở thành phi lý. Ngược lại, nếu thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ và mở rộng tâm thức, có nghĩa vượt qua những giáo huấn và có thể đi xa hơn bậc cấp, nơi tất cả là đều là dịch vụ thương mại và tìm kiếm danh lợi. Như thế có nghĩa sẵn có khả năng tỉnh thức rõ biết vô điều kiện. Trong quan điểm này, từ điều kiện những gì sử dụng để thoát khỏi hay ăn trộm cái gì đó. Và rõ biết tỉnh thức vô điều kiện không gì khác hơn là rõ biết sau khi đã rõ biết chính mình, sự rõ biết hoàn toàn trong trạng thái tỉnh thức không cần thêm vào đó bất cứ thứ gì.

tranh phật giáo
– Dạng thức trực nhận này hình như là điểm then chốt duy nhất. Đây là quan kiến chú yếu hay kính hiển vi có thể phát sinh ba dạng thức trực nhận. Trình độ này, Mandala là năng lượng và là nguyên lý của năm gia đình chư Phật. Đây không phải là những sự trực nhật đặc biệt hay cao cấp, ngược lại chỉ là những sự việc thật bình thường. Nguyên lý Mandala cơ bản trở thành rất đơn giản và tất cả đều dính liền đan xen hòa lẫn vào nhau trọn vẹn. Nó thực sự đơn giản vì là kết quá tất nhiên.

 Trích ( Phật giáo Mật tông kim cương thừa ).

Hy vọng với những gợi ý tham khảo trên đây của TRANHDEP.COM đã giúp bạn có những ý tưởng riêng cho không gian của mình.

Hãy liên hệ TRANHDEP.COM qua số

hotline: 0906.109.999 : 0938 830 101 để được tư vấn miễn phí nhé!

Có thể bạn quan tâm:

>> Tranh tường phong cảnh

Tranh son thuy huu tinh dep nhat

Tranh sơn dầu_ tranhdep.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *